Menu

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Biện pháp sửa chữa chống thấm

Biện pháp thi công xử lý, sửa chưa chống thấm sàn sàn vệ sinh (Khu vệ sinh, khu bếp…)vật liệu của Sika, Basf, Compernit….
I. Yêu cầu bề mặt trước khi bàn giao cho công tác chống thấm:
- Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật trong khu vực chống thấm như: bồn tắm, bệ wc, gạch – đá ốp sàn, vữa cán sàn ….
II. Quy trình thi công xử lý, sửa chữa chống thấm:
1. Chuẩn bị bề mặt chống thấm
- Băm, đục sạch các lớp hồ vữa ximăng, gạch lát sàn trên bê tông để trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
- Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt có rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm, các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
- Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm, lắp đặt sản phẩm dừng nước thanh trương nở (Thanh thủy trương) và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.
- Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt.
- Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay hay máy hút bụi công nghiệp.
2. Quy trình thi công chống thấm:
- Xử lý gia cố chống thấm cho các lỗ rỗng, hốc bọng, đường nứt, hốc râu thép… trên sàn bê tông bằng hồ dầu Sika Latex/ Sika Latex TH và vữa đổ bù không co ngót.
- Xử lý quấn thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) tại các khe co giãn, cổ ống xuyên sàn sau đó đổ bù vữa không co.
Lưu ý:
- Với những bề mặt bê tông yếu chúng ta nên cán lên bề mặt một lớp vữa mỏng bằng xi măng cát vàng + Sika latex TH mác #75 để tạo bề mặt phẳng chống thấm
Sau khi lớp trám vá khô cứng ta tiến hành thi công chống thấm bằng màng tự dính hoạc khò dán theo quy trình cụ thể sau
1. Chống thấm bằng các sản phẩm dạng quét:
Bước 1: Bao hòa nước và bo góc chân tường:
- Trước khi thi công các sản phẩm dạng quét (gốc xi măng 2 thành phần hoạc gốc bu tin) chúng ta nên bao hòa nước để tránh bê tông háo nước dân đến tình trạng vật liệu chống thấm sẽ không thấm sau vào thân bê tông tạo liên kết (Tránh để đọng nước trên bề mặt bê tông)
- Bo góc chân tường bằng xi măng cát vàng + Sika latex/ latex TH
- Quét lớp mỏng chống thấm và tiến hành dán lưới thủy tinh bo góc với bê rộng lưới từ 10 – 15 cm.
Bước 2: Thi công chống thấm:
- Tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm chúng ta nên thi công 2 hoạc 3 lớp để đảm bảo phủ kín bề mặt cần chống thấm.
- Thi công các lớp chống thấm vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới, lớp sau được quét sau khi lớp trước khô mặt (khoảng 2 - 24h, tùy nhiệt độ ngoài trời cũng như tùy loại sản phẩm dùng).
- Độ dày trung bình của mỗi lớp là 1mm. Liều lượng sử dụng cho mỗi lớp là 1 – 2kg (Tùy theo mức độ cần chông thấm và tùy theo quy định của từng loại sản phẩm cần dùng), do vậy liều lượng sử dụng hoàn thiện là 2 – 6 kg/m2
- Nên chia lượng vật liệu trộn thành nhiều thùng nhỏ cho nhiều người thi công ứng dụng cùng một lúc.
Bước 3: Những điểm cần chú ý:
- Với các sản phẩm gốc xi măng nên cần có yêu cầu bảo dưỡng tốt để đảm bảo vật liệu được ninh kết hết và tạo được sự kết dính tốt với bề mặt cần chống thấm cũng như tạo được lớp màng đặc chắc.
- Không nên trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không kịp
- Khi cần sơn hoàn thiện bề mặt thì nên phủ thêm lớp vữa bảo vệ (ximăng+cát) lên bề mặt lớp chống thấm.
III. Lưu ý chúng
Với các trường hợp chống thấm cụ thể khách hàng cần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt hơn trước khi thi công.
Xin chân thành cảm ơn !

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Giải pháp cho tường nhà cũ bị nứt, thấm nước

Hiện tượng:
Trên tường có nhiều vết rạn chân chim, các mảng tường bị ngấm nước, gây ẩm bề mặt tường, tường bị ố vàng.
Nguyên nhân:
Do lớp sơn bảo vệ bên ngoài của tường bị bong tróc, rêu mốc hoặc Tường bị rạn nứt. Lâu ngày nước mưa và hơi ẩm theo các vết nứt nhỏ thẩm thấu vào trong tường làm ảnh hưởng đến cấu trúc ngôi nhà.
Khắc phục:
Dùng các loại sơn chống thấm để xử lý. Trước tiên phải cạo sạch sơn bị bong tróc hay bột bụi bằng bàn chải cứng, sau đó dùng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc của các hãng sơn để rửa sạch khu vực bị thấm.
Dùng vữa để trám các lỗ hổng và vết nứt lớn, làm phẳng bề mặt bằng bột trét chuyên dùng dành cho tường ngoài trời. Ðể đạt hiệu quả tốt nhất phải đảm bảo cho bề mặt cần sơn được sạch sẽ, khô thoáng và độ ẩm tường dưới 16%. Sau khi chuẩn bị tốt bề mặt thì phủ một lớp sơn chống kiềm, chờ sơn tự khô rồi phủ 1- 2 lớp sơn chống thấm lên trên.

Xử lý vết nứt bê tông

TheoTCXDVN 4453-1995 Phần hoàn thiện bề mặt bê tông sau khi tháo cốt pha như sau:
1.Trong mọi trường hợp, bề mặt bê tông phải dược hoàn thiện thoả mãn yêu cầu vềchất lượng, độ phẳng và đồng đều về màu sắc. Việc hoàn thiện đối với những kếtcấu mà bề mặt bê tông không trát hoặc không bao phủ bề mặt được chia làm 3 cấp:
- F1: Hoàn thiện thông thường.
- F2: Hoàn thiện cấp cao
- F3: Hoàn thiện đặc biệt
2.Với hoàn thiện ở cấp thông thường F1, sau khi dỡ cốp pha, bề mặt bê tông phảiđược sửa chữa các khuyết tật và hoàn thiện để đảm bảo độ phẳng nhẵn và đồng đềuvề màu sắc. Mức độ gồ ghề của bề mặt bê tông khi đo áp sát bằng thước 2m khôngvượt quá 7mm.
3.Với hoàn thiện ở cấp cao F2, độ phẳng nhẵn khi kiểm tra bằng thước 2m độ gồ ghềkhông vượt quá 5mm và phải bảo đảm đồng đều về màu sắc.
Toàn bộ mặt mái hạ lưu đập, đường ống áp lực, trụ pin đập tràn, cửa lấy nước được ápdụng cấp hoàn thiện cấp cao F2.
4. Với hoàn thiện ở cấp đặc biệt F3, không chophép tồn tại những chỗ lồi lõm đột ngột, mọi sự sai lệch về mức độ hoàn thiện bềmặt so với đường biên thiết kế (nếu có) phải ở dạng chuyển tiếp dần. Độ phẳngnhẵn khi kiểm tra bằng thước 2m độ gồ ghề không vượt quá 4mm.
Chú thích :
l) Trạng thái bề mặt bê tông được hoànthiện ở đây là những kết cấu mà bề mặt bê tông không trát  hoặc không bao phủ bề mặt.
2) Việc hoàn thiện thông thuường bề mặtbê tông có thể thực hiện bằng nhiều phương
Pháp   khác nhau  tùy   theo   m ức độ  khuyết  tật và   tính   chất kết  cấu.  Khi sửa chữa  các
Khuyết tật như rỗ, xước, hở thép, nứt,...có thể thực hiện theo các phương pháp truyền
Thông (trát, vá, phun vữa xi măng, đụctẩy và xoa nhẵn bề mặt,...). Khi tạo độ đồng đều
Về màu sắc cần lưu ý vi ệc pha trộnvội liệu dể sửa chữa các khuyết tật trên bề mặt.
3) Các bề mặt hoàn   thiện  cấp cao  thường được thực hiện  theo phương pháp  xoa mài
Bằng máy hoặc bằng thủ công tùy theoquy mô, diện tích bề mặt kết cấu và theo quy định của thiết kế.
Về phần xử lý bề mặt bê tông sau khi tháo cốt pha theo mình như thế này:
1.Sau khi tháo dỡ cốp pha, các hư hỏng trên mặt hay bên trong của bê tông vì bấtcứ lý do nào cũng cần phải được xử lý, sửa chữa ngay.
2.Nếu trên bề mặt bê tông xuất hiện các vết rỗ, lỗ hổng thì phải đục hết phần bêtông yếu và các hạt cá biệt của cốt liệu nhô lên. Sau đó rửa sạch toàn bộ bề mặtvết rỗ bằng nước áp lực và lấp đầy vữa bê tông mới vào. Hỗn hợp bê tông để lấpđầy có cùng mácvới bê tông cũ nhưng cốt liệu nhỏ hơn.Vữa bê tông lấp đầy phải được đầm chặt, miết cẩn thận.
3.Khi xuất hiện trên bề mặt bê tông các lỗ hổng, các vết rỗ lớn hoặc bê tông bêntrong kết cấu không đông đặc làm giảm khả năng chịu lực của tiết diện và khảnăng chống thấm của bê tông, đặc biệt là đối với các kết cấu bê tông cốt thép quan trọng cần phải xử lý bằng biện pháp phun vữa.
Các lỗ trên bề mặt bê tông còn tồn tạisau khi tháo các tấm neo ván khuôn cần phải được làm sạch và lấp đầy bằng vữaxi măng.
Về phần xử lý khe nứt sau khi thi công bê tông: Cái này bạn phải có biên bản thống nhất giữ cácbên A-B-TVGS-TVTK để đánh giá và đưa ra biện pháp xử lý mình đề xuất 2 phươngán: bê tông chống co ngót và phụ gia chương nở.

Mái nhà nên thiết kế thế nào để việc chống thấm thuận tiện

Trong dân gian lưu truyền khá nhiều những quan niệm kiêng kỵ liên quan đến việc làm mái nhà, như kiêng "góc ao, đao đình", kiêng nhà bị đòn đông chĩa sang, đếm số đòn tay khi lợp mái nhà, xem ngày giờ gác đòn đông.
"Nhất góc ao, nhì đao đình" nói lên cách bố cục nhà cần tránh các góc ao cũng như góc cạnh của mái đình, đền, miếu hướng vào chính diện nhà.
Khi nhà mở cửa ra hướng góc mái, đồng nghĩa với bố cục của các nhà bị xiên lệch với nhau, dễ gây ra va chạm khi di chuyển, gió lùa theo các cạnh tường, cạnh mái thổi đến nhà mình. Về cấu tạo, điểm góc mái luôn là điểm xung yếu nên mái nhà xưa.
Thường hay có các chi tiết bằng gỗ hay đắp vữa để khóa cứng góc mái, kết hợp tính trang trí tạo thành những đầu đao mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Mở cửa ra nhìn vào góc mái chĩa vào nhà mình thì luôn có cảm giác bất an. Nhiều gia chủ thời nay xem việc đổ tấm bê tông trên cùng là... thượng lương để kết thúc phần xây dựng khung xương cơ bản của nhà.
Điều này xét về tiến trình xây dựng là đúng, nhưng xét về ý nghĩa xây dựng truyền thống thì không chuẩn xác lắm. Mặt khác, cách cấu tạo lợp mái hiện đại đều không còn sử dụng cây xà gồ trên đỉnh mà là hai cây xà gồ thép đặt gần nhau ở trên đỉnh để thuận tiện hơn cho việc lợp và liên kết ngói đỉnh mái. Ngày xưa, do cây đòn dông nằm giữa nên số đòn tay trong bộ mái nhà xưa luôn là số lẻ, dẫn đến ngày nay nhiều người vẫn còn đếm số lượng đòn tay theo kiểu "sinh lão bệnh tử" mang nhiều màu sắc mê tín.
Ngôi nhà truyền thống vốn đa phần quay mặt dài về hướng nam nên phần đỉnh mái nhà kéo từ đông sang tây Từ đó, không riêng gì cây đòn dông mà các đòn tay lợp mái cũng bị kiêng nếu nhìn thấy chĩa sang nhà của nhau. Xét về văn hóa ứng xử, điều này đem lại sự cẩn trọng khi làm nhà lợp mái, giữ gìn cho người cũng là cầu an lành cho mình. Còn về thực tế xây dựng thì hiện nay nhiều biệt thự lợp mái ngói đã dùng thép tấm làm thành nẹp bịt kín đầu các xà gồ như là một giải pháp an toàn không đụng chạm đến xung quanh.
Hiện nay việc thiết kế mái có phần quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ hơn, không đảm bảo an toàn nên việc thấm mái là vấn đề thường rất xảy ra đối với người dân chúng ta, việc kết hợp chống thấm sàn mái vẫn giữ nét thẩm mỹ là điều đầu tiên các bạn nên lựa chọn, vừa đẹp lại vừa an toàn bất chấp mọi thời gian đẹp mãi với thời đại

Ngôi nhà thấm - tư vấn chống thấm an toàn

Ngôi nhà mái ấm của thời đại. Chúng ta dù đi đâu cũng sẽ trở về ngôi nhà thân thương của mình, việc xây nhà và chống thấm là điều rất quan trọng, xu thế nhà bị thấm dột là điều lo lắng của mỗi chúng ta bởi dân số càng đông, nguy cơ những ngôi nhà mọc san sát nhau thấm dột là rất nhiều do điều kiện thời tiết càng ngay càng khắc nghiệt như ngôi nhà biệt thự, nhà cao tầng…
Nhà càng hiện đại với thiết kế tinh xảo đường nét nguy cơ thấm là rất cao.
Hầu như chỗ nào trong mỗi ngôi nhà của chúng ta cũng có thể bị thấm. Nguyên nhân vì tác động của môi trường chung quanh luôn nhằm vào những điểm xung yếu trong cấu tạo và vật liệu.
Trong các “bệnh” của công trình xây dựng, thấm là bệnh phức tạp và đòi hỏi “thăm khám” trực tiếp, chữa trị nhiều lần và chấp nhận thử – sai nhiều nhất. Vì vậy chống thấm hiệu quả nhất vẫn là phòng bệnh, phải tính từ lúc thiết kế, từ lúc làm phần thô và khuyến cáo gia chủ sử dụng đúng cách, chứ không phải chờ đến lúc bị thấm mới lo đi chống. Ngoài những chỉ định về kỹ thuật chống thấm, vật liệu chống thấm, cần lưu ý thêm các quan niệm trong sử dụng và thiết kế từ lúc định hình ý tưởng cơ bản của ngôi nhà, cụ thể là:
– Không gian nào có sử dụng nước thường xuyên phải luôn khô ráo. Bố trí thông thoáng tự nhiên tốt, tránh đọng nước trên sàn sẽ giúp giảm thấm nhiều hơn.
– Các bề mặt tường tiếp xúc với hướng khí hậu khắc nghiệt nên dùng biện pháp che chắn, như tạo mảng cây xanh leo có kết hợp vòi phun nước, giúp cho bề mặt tường không bị thấm do co nứt đột ngột bởi thay đổi nhiệt độ.
– Cần lưu ý mái bằng thực chất là một mái dốc có độ dốc nhỏ chứ không phải là một… mặt bàn billards nằm ngang tuyệt đối! Do đó phải tính toán các khoảng đánh dốc đừng quá dài, bố trí nhiều rãnh và lỗ thu nước đúng “năng lực tiêu thoát”. Hạn chế các chướng ngại vật làm cản hướng thoát nước trên mái như cột trang trí, bồn hoa... Nhiều “khổ chủ” đã đúc kết rằng: nếu đã làm mái bằng thì nên thường xuyên sử dụng để chăm sóc cái mái đó. Nếu không, thà lợp mái ngói hoặc tôn lên trên mái bằng còn hơn là để trống, vừa đỡ lo chống thấm vừa kết hợp với chống nóng, giảm bụi. Một số cách làm linh hoạt sau này như đúc sàn hai lớp đổ đất trồng cây, hoặc nâng thêm một lớp sàn nhựa giả gỗ làm nơi sinh hoạt, thư giãn thú vị kết hợp chống thấm chống nóng khá tốt.
– Trong xử lý chống thấm có khoảng 50% trường hợp liên quan đến đường ống cấp thoát nước. Chất lượng ống, quy cách thi công, xử lý mối nối và hộp gen… đều có thể sai sót gây thấm.
– Hãy thử quan sát ngôi nhà truyền thống của cha ông thuở trước với bộ mái dốc đưa ra xa so với mặt nhà nên hầu như không phải chống thấm (chỉ chống dột khi vật liệu lợp mái như lá hoặc ngói bị hư mục cục bộ chỗ nào đó). Đây cũng là xu hướng nhiều nhà biệt thự hiện nay bố trí mái ngói thoát nước trực tiếp ra chung quanh sân vườn kiểu hiên truyền thống. Tất nhiên cách thoát nước này phải tránh… đưa nước sang nhà bên cạnh hoặc nước bị tạt theo gió thổi ngang vào nhà.
Theo các nhà chuyên môn thì dùng máng xối, sê-nô thoát nước kiểu nào cũng có ưu và nhược tùy theo hoàn cảnh cụ thể, nên cần chọn lựa cho phù hợp. Trên thực tế các mảng bancông, sân thượng khi vào mùa mưa thường bị trào ngược nước do thoát không kịp bởi tính toán không đủ đường kính ống thoát, cộng thêm rác rến, bụi đất lấp kín miệng ống. Do đó nên lưu ý về kích cỡ phi ống (đường kính) để đảm bảo khả năng thoát tốt như sau:
- Ống có đường kính (phi) 60 mm có thể thoát nước cho diện tích mái dưới 40m2.
- Ống phi 75 mm có thể thoát nước cho diện tích mái trên 40 – 65m2.
- Ống phi 90 mm có thể thoát nước cho diện tích mái 70 – 100m2.
- Ống phi 114 mm có thể thoát nước cho diện tích 100 – 150m2.
- Ống phi 125 mm có thể thoát nước cho diện tích 150 đến dưới 200m2.
- Ống phi 168 mm có thể thoát nước cho diện tích từ 200 – 300m2.
Các cỡ ống có thể khác biệt tùy theo nhà sản xuất, thực tế nếu không có cỡ ống (ví dụ không có phi 60 mà có thể là 63) như bảng trên thì nên chọn cỡ ống lớn hơn.
chong tham nha, chống thấm công trình, cung cấp vật tư chống thấm, chống thấm

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Biện pháp chống thấm sàn vệ sinh

Biện pháp chống thấm

Biện pháp thi công chống thấm sàn vệ sinh bằng các vật liệu khác nhau của Sika, Basf, Compernit….
I. Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi bàn giao cho công tác chống thấm:
- Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần….
- Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa ximăng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm.
- Các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông hay hộp kỹ thuật nên được định vị và lắp đặt hoàn tất bằng trám vữa hay bê tông
II. Quy trình thi công chống thấm:
1. Chuẩn bị bề mặt chống thấm
- Băm, đục sạch các lớp hồ vữa ximăng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
- Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt có rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm, các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
- Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm, lắp đặt sản phẩm dừng nước thanh trương nở (Thanh thủy trương) và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.
- Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt.
- Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay hay máy hút bụi công nghiệp.
2. Quy trình thi công chống thấm:
- Xử lý gia cố chống thấm cho các lỗ rỗng, hốc bọng, đường nứt, hốc râu thép… trên sàn bê tông bằng hồ dầu Sika Latex/ Sika Latex TH và vữa đổ bù không co ngót.
- Xử lý quấn thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) tại các khe co giãn, cổ ống xuyên sàn sau đó đổ bù vữa không co.
Sau khi bê tông đá mi khô cứng, tháo ván khuôn ta tiến hành thi công chống thấm khò dán, quyét hoặc phun theo quy trình cụ thể sau:
a. Chống thấm bằng màng khò nóng hoặc màng dán lạnh:
Bước 1: Quét lớp tạo dính:
- Dùng lu sơn để thi công trên bề mặt bằng rộng. Lớp tạo dính được dàn mỏng và đều, phải bao phủ kín bề mặt bê tông (Chỉ thi công diện tích lớp tạo dính lót cho diện tích thi công có thể làm trong ngày).
Sau khi lớp tạo dính lót khô (cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay) tiến hành dán màng chống thấm.
Bước 2: Dán màng chống thấm Bitum:
- Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán. Bảo đảm bề mặt dán hoạc khò phải được úp xuống dưới.
- Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải.
- Sau đó cuốn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định, rồi từ từ trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas (Hoặc dán như bình thường với mạng dán nguôi – Màng tự dính). Dụng cụ này sẽ làm bề mặt tan chảy và làm lớp màng nhầy dính vào bề mặt đã được tạo dính lót.
- Lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này. Cần thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao. Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều.
- Tác dụng lực cơ học (sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân) ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.
Bước 3: Những điểm cần chú ý:
- Tại vị trí chồng mép. Dùng đèn đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.
- Các vị trí yếu phải gia cố: Thao tác này kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng. Vì vậy chú trọng gia cố các điểm yếu như: góc tường, khe co giãn, cổ ống.
- Nếu có hiện tượng bong bóng khí xuất hiện làm phồng rộp màng sau khi thi công, đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn cho thoát hết khí sau đó dán đè tám khác lên với biên độ chồng mí là 50mm.
- Sau khi thi công hệ thống màng chống thấm, lập tức phải làm lớp bảo vệ, tránh làm rách, hỏng màng do lưu thông, vận chuyển dụng cụ, thiết bị, đặt thép.
b. Chống thấm bằng các sản phẩm dạng quét:
Bước 1: Bao hòa nước và bo góc chân tường:
- Trước khi thi công các sản phẩm dạng quét (gốc xi măng 2 thành phần hoạc gốc bu tin) chúng ta nên bao hòa nước để tránh bê tông háo nước dân đến tình trạng vật liệu chống thấm sẽ không thấm sau vào thân bê tông tạo liên kết (Tránh để đọng nước trên bề mặt bê tông)
- Bo góc chân tường bằng xi măng cát vàng + Sika latex/ latex TH
- Quét lớp mỏng chống thấm và tiến hành dán lưới thủy tinh bo góc với bê rộng lưới từ 10 – 15 cm.
Bước 2: Thi công chống thấm:
- Tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm chúng ta nên thi công 2 hoặc 3 lớp để đảm bảo phủ kín bề mặt cần chống thấm.
- Thi công các lớp chống thấm vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới, lớp sau được quét sau khi lớp trước khô mặt (khoảng 2 - 24h, tùy nhiệt độ ngoài trời cũng như tùy loại sản phẩm dùng).
- Độ dày trung bình của mỗi lớp là 1mm. Liều lượng sử dụng cho mỗi lớp là 1 – 2kg (Tùy theo mức độ cần chông thấm và tùy theo quy định của từng loại sản phẩm cần dùng), do vậy liều lượng sử dụng hoàn thiện là 2 – 6 kg/m2
- Nên chia lượng vật liệu trộn thành nhiều thùng nhỏ cho nhiều người thi công ứng dụng cùng một lúc.
Bước 3: Những điểm cần chú ý:
- Với các sản phẩm gốc xi măng nên cần có yêu cầu bảo dưỡng tốt để đảm bảo vật liệu được ninh kết hết và tạo được sự kết dính tốt với bề mặt cần chống thấm cũng như tạo được lớp màng đặc chắc.
- Không nên trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không kịp
- Khi cần sơn hoàn thiện bề mặt thì nên phủ thêm lớp vữa bảo vệ (ximăng+cát) lên bề mặt lớp chống thấm.
III. Lưu ý chúng
Với các trường hợp chống thấm cụ thể khách hàng cần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt hơn trước khi thi công.
Xin chân thành cảm ơn !
Mọi chi tiết xin khách hàng liên hệ:

Chống thấm sàn mái

Biện pháp thi công chống thấm sàn mái bằng các vật liệu khác nhau của Sika, Basf, Compernit….
I. Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi bàn giao cho công tác chống thấm:
- Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần….
- Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa ximăng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm.
- Các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông hay hộp kỹ thuật nên được định vị và lắp đặt hoàn tất bằng trám vữa hay bê tông
II. Quy trình thi công chống thấm:
1. Chuẩn bị bề mặt chống thấm
- Băm, đục sạch các lớp hồ vữa ximăng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
- Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt có rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm, các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
- Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm, lắp đặt sản phẩm dừng nước thanhtrương nở (Thanh thủy trương) và gia cố bằng vữa đổ bùkhông co ngót.
- Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt.
- Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay hay máy hút bụi công nghiệp.
2. Quy trình thi công chống thấm:
- Xử lý gia cố chống thấm cho các lỗ rỗng, hốc bọng, đường nứt, hốc râu thép… trên sàn bê tông bằng hồ dầu Sika Latex/ Sika Latex TH và vữa đổ bù không co ngót.
- Xử lý quấn thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) tại các khe co giãn, cổ ống xuyên sàn sau đó đổ bù vữa không co.
Sau khi bê tông đá mi khô cứng, tháo ván khuôn ta tiến hành thi công chống thấm khò dán, quyét hoạc phun theo quy trình cụ thể sau
a. Chống thấm bằng màng khò nóng hoạc màng dán lạnh:
Bước 1: Quét lớp tạo dính:
- Dùng lu sơn để thi công trên bề mặt bằng rộng. Lớp tạo dính được dàn mỏng và đều, phải bao phủ kín bề mặt bê tông (Chỉ thi công diện tích lớp tạo dính lót cho diện tích thi công có thể làm trong ngày).
Sau khi lớp tạo dính lót khô (cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay) tiến hành dán màng chống thấm.
Bước 2: Dán màng chống thấm Bitum:
- Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán. Bảo đảm bề mặt dán hoạc khò phải được úp xuống dưới.
- Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải.
- Sau đó cuốn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định, rồi từ từ trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas (Hoạc dán như bình thường với mạng dán nguôi – Màng tự dính). Dụng cụ này sẽ làm bề mặt tan chảy và làm lớp màng nhầy dính vào bề mặt đã được tạo dính lót.
- Lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này. Cần thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao. Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều.
- Tác dụng lực cơ học (sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân) ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.
Bước 3: Những điểm cần chú ý:
- Tại vị trí chồng mí. Dùng đèn đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.
- Các vị trí yếu phải gia cố: Thao tác này kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng. Vì vậy chú trọng gia cố các điểm yếu như: góc tường, khe co giãn, cổ ống.
- Nếu có hiện tượng bong bóng khí xuất hiện làm phồng rộp màng sau khi thi công, đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn cho thoát hết khí sau đó dán đè tám khác lên với biên độ chồng mí là 50mm.
- Sau khi thi công hệ thống màng chống thấm, lập tức phải làm lớp bảo vệ, tránh làm rách, hỏng màng do lưu thông, vận chuyển dụng cụ, thiết bị, đặt thép.
b. Chống thấm bằng các sản phẩm dạng quét:
Bước 1: Bao hòa nước và bo góc chân tường:
- Trước khi thi công các sản phẩm dạng quét (gốc xi măng 2 thành phần hoạc gốc bu tin) chúng ta nên bao hòa nước để tránh bê tông háo nước dân đến tình trạng vật liệu chống thấm sẽ không thấm sau vào thân bê tông tạo liên kết (Tránh để đọng nước trên bề mặt bê tông)
- Bo góc chân tường bằng xi măng cát vàng + Sika latex/ latex TH
- Quét lớp mỏng chống thấm và tiến hành dán lưới thủy tinh bo góc với bê rộng lưới từ 10 – 15 cm.
Bước 2: Thi công chống thấm:
- Tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm chúng ta nên thi công 2 hoạc 3 lớp để đảm bảo phủ kín bề mặt cần chống thấm.
- Thi công các lớp chống thấm vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới, lớp sau được quét sau khi lớp trước khô mặt (khoảng 2 - 24h, tùy nhiệt độ ngoài trời cũng như tùy loại sản phẩm dùng).
- Độ dày trung bình của mỗi lớp là 1mm. Liều lượng sử dụng cho mỗi lớp là 1 – 2kg (Tùy theo mức độ cần chông thấm và tùy theo quy định của từng loại sản phẩm cần dùng), do vậy liều lượng sử dụng hoàn thiện là 2 – 6 kg/m2
- Nên chia lượng vật liệu trộn thành nhiều thùng nhỏ cho nhiều người thi công ứng dụng cùng một lúc.
Bước 3: Những điểm cần chú ý:
- Với các sản phẩm gốc xi măng nên cần có yêu cầu bảo dưỡng tốt để đảm bảo vật liệu được ninh kết hết và tạo được sự kết dính tốt với bề mặt cần chống thấm cũng như tạo được lớp màng đặc chắc.
- Không nên trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không kịp
- Khi cần sơn hoàn thiện bề mặt thì nên phủ thêm lớp vữa bảo vệ (ximăng+cát) lên bề mặt lớp chống thấm.
III. Lưu ý chúng
Với các trường hợp chống thấm cụ thể khách hàng cần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt hơn trước khi thi công.
Xin chân thành cảm ơn !